Hướng dẫn mixing cơ bản – cách sử dụng reverb

Sử dụng Reveb là một trong những khâu quan trọng trong mixing. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết để hiểu sâu hơn về các loại reverb và cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả.

Phân loại reveb dựa trên cấu tạo.

1. Algorithmic Reverb:

Đây là loại Reverb sử dụng các thuật toán để mô phỏng âm thanh hồi âm trong một không gian ảo, không dựa trên các mẫu âm thanh thực tế.

  • Mô tả: Sử dụng các thuật toán để mô phỏng âm thanh hồi âm trong một không gian ảo. Không dựa trên các mẫu âm thanh thực tế.
  • Ưu điểm: Linh hoạt, có thể tùy chỉnh rất chi tiết.
  • Nhược điểm: Đôi khi thiếu tính chân thực so với các reverb dựa trên convolution.
  • Ví dụ: ValhallaRoom, Lexicon PCM Native Reverb.

2. Convolution Reverb

  • Mô tả: Sử dụng các mẫu âm thanh thực tế (impulse response) từ các không gian hoặc thiết bị thực để tạo ra hiệu ứng hồi âm.
  • Ưu điểm: Chân thực, tái tạo lại một cách chính xác không gian âm thanh thực tế.
  • Nhược điểm: Ít linh hoạt hơn, cần nhiều tài nguyên CPU hơn.
  • Ví dụ: Altiverb, Waves IR1.

Việc lựa chọn sử dụng loại reverb nào phụ thuộc nhiều vào cấu hình cụ thể của phiên mixing. Các convolution Reveb thường sẽ tiêu tốn ít tài nguyên CPU nhưng lại tiêu tốn Ram, âm thanh đem lại chính xác như không gian thực tế. Trong khi đó các loại Algorithmic reverb giả lập thì lại tiêu tốn nhiều tài nguyên về CPU nhưng thường sẽ có những tính năng thú vị như các modulation, sidechan, lfo để tạo nhiều hiệu ứng mới lạ. Trong quan điểm cá nhân của tôi thì tôi sẽ sử dụng Convolution Reverb cho những sản phẩm mixing với nhạc cổ điển, pop, rock truyền thống. Algorithmic Reverb sử dụng cho các dòng nhạc mới cần nhiều tính sáng tạo như Hiphop, R&B , nhạc EDM v…v

Phân loại reverb dựa trên âm thanh chúng đem lại:

Trong mỗi reverb plugins thường cung cấp một, hoặc nhiều các âm thanh reverb khác nhau. Hãy cùng tìm hiều từng loại âm thanh reverb phổ biến nhất

hall reverb
hall reverb

1. Room/Hall Reverb

  • Mô tả: Mô phỏng không gian phòng nhỏ (room) hoặc hội trường lớn (hall) với các đặc điểm âm thanh cụ thể. Đây là 1 mô hình reverb phổ biến nhất thường được sử dụng.
  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, phù hợp cho nhiều loại âm nhạc và bối cảnh.
  • Nhược điểm: Có thể thiếu đặc điểm độc đáo so với các loại reverb khác.
  • Trường hợp sử dụng: Tùy trường hợp không gian cần giả lập với từng thể loại nhạc, ví dụ như nhạc nhẹ, nhạc pop cần tiếng vang giả lập các hội trường lớn thì ta dùng hall reverb. Trong khi đó nhạc jazz, hiphop thì thường tổ chức trong các phòng nhỏ như quán cafe thì ta nên dùng room reverb.
plate reverb
plate reverb

2. Plate Reverb

  • Mô tả: Plate reverb được phát minh vào năm 1957 bởi công ty EMT. Đây là âm thanh reverb được tao ra khi phát âm thanh gốc hướng vào các tấm kim loại, khiến chúng rung lên và tạo ra tiếng vang. Đây là một kỹ thuật hồi âm cơ học cổ điển.
  • Ưu điểm: Âm thanh sáng, rõ nét, rất phù hợp cho giọng hát và nhạc cụ.
  • Nhược điểm: Không thể tái tạo lại âm thanh không gian một cách chính xác.
  • Trường hợp sử dụng: Thường sử dụng trong nhạc rock cổ điển để làm reverb chính cho giọng hát, Chúng ta có thể nghe thấy nhiều âm thanh của Plate Reverb trong những ca khúc rock của thập niên 60-70. Trong âm nhạc hiện đại, plate reverb thường sẽ được kết hợp với 1 reveb khác để tạo tiếng vang đặc biệt hơn cho giọng hát.
spring reverb
spring reverb

3. Spring Reverb

  • Mô tả: Spring reverb được phát minh vào đầu những năm 1930, mô phỏng âm thanh hồi âm được tạo ra bởi các lò xo rung. Nó thực sự trở nên phổ biến vào những năm 1960 khi được tích hợp vào các amplifier guitar, đặc biệt là trong các dòng amp của Fender.
  • Ưu điểm: Âm thanh đặc trưng, độc đáo, phù hợp với nhạc rock, surf.
  • Nhược điểm: Không linh hoạt cho mọi loại nhạc, âm thanh có thể bị giới hạn.
  • Trường hợp sử dụng: Sử dụng để tạo tiếng vang cho nhạc cụ ( cụ thể là guitar điện ). Chúng ta cũng có thể sử dụng cho các nhạc cụ khác hoặc dùng cho giọng hát để tạo hiệu ứng đặc biệt nếu muốn.
chamber reverb
chamber reverb

4. Chamber Reverb

  • Mô tả: Mô phỏng âm thanh hồi âm từ một căn phòng có hình dạng đặc biệt, thường là những không gian được xây dựng riêng để tạo ra hiệu ứng hồi âm.
  • Ưu điểm: Âm thanh ấm áp, phong phú, phù hợp với nhiều loại nhạc cụ và giọng hát.
  • Nhược điểm: Đôi khi có thể quá dày đặc cho một số bản phối.
  • Trường hợp sử dụng: Sử dụng để tạo tiếng vang cho nhạc cụ hoặc giọng hát. Nên cẩn trọng vì âm thanh vang này thường thiếu ổn định

Sử dụng reverb hiệu quả bằng các pro tip

1. Sử dụng reveb linh hoạt qua send hoặc insert:

Trong mixing, chúng ta có thể lựa chọn cho nhiều audio track dùng chung một reverb để chúng có cùng không gian ( không bắt buộc ). Điều này sẽ tiết kiệm CPU trong những mixing session lớn. Chúng ta cũng có thể sử dụng insert reveb trực tiếp vào audio track để xử lý tỉ mỉ các tính năng của Algorithmic Reverb như điều khiển modulaiton và lfo.

Các bạn có thể đọc qua về sử dụng send và insert trong mixing cụ thể trong bài viết dưới dây của chúng tôi.
https://dtrecords.vn/2023/01/17/huong-dan-mixing-co-ban-insert-va-send/

2. Mixing tiếng reverb:

Vâng. Bạn không hề nghe nhầm. Để nâng thêm một tầng mới trong mixing, chúng ta cần can thiệp sâu hơn vào âm thanh reveb trong bản mix, để tránh reveb làm đục bản mix. Các yếu tố cần can thiệp là dynamic và frequency

Căn âm lượng reveb ( Gain stage): Đây là bước cơ bản nhất để cân bằng âm vang với tín hiệu gốc. Tùy việc setup routing, chúng ta có thể điều khiển qua núm (dry/wet) của VST, hoặc qua send fader hoặc VCA.

Sử dụng một Equalizer đầu vào ( nếu plugins có sẵn thì bạn có thể sử dụng luôn ). EQ này nhằm kiểm soát âm thanh đầu vào trước khi được nối với Reveb, thường sẽ là lowcut và hicut 2 phía. Tùy trường hợp nếu quá muddy thì bạn có thể dùng thêm một bellcut

Comp/Sidechan Reveb: Nếu dynamic đầu vào khá lớn, bạn có thể dùng comp để triệt tiêu dynamic một chút. Ngoài ra còn có thể sử dụng kỹ thuật sidechain cùng giọng hát, khi giọng hát cất lên thì âm vang sẽ bị nén nhỏ hơn, khi giọng hát dừng lại thì âm vang sẽ tăng lên. kỹ thuật này một phần sẽ giúp bản mix có âm vang tốt hơn và tránh bị muddy.

Tham khảo:
https://en.wikipedia.org/wiki/Reverb_effect

— Duc Tran —