5 bước để sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp

Sở hữu bài hát của chính bạn không còn xa vời. Việc tự sáng tác hay hợp tác sản xuất âm nhạc nay đã phổ biến rộng rãi.

Bất cứ khách hàng nào có nhu cầu sản xuất hoặc hỗ trợ sản xuất đều có thể liên hệ với phòng thu hoặc đơn vị sản xuất chuyên nghiệp như chúng tôi để được tư vấn các giải pháp phù hợp với nhu cầu.

Bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến quy trình sản xuất bài hát hiện nay ở Việt Nam như sau:

1. Sáng tác lời bài hát và viết giai điệu cho sản phẩm âm nhạc: 

Đây có lẽ là công đoạn khởi đầu của hầu hết các ca khúc. người viết ca khúc (songwriter) thường lên ý tưởng giai điệu và đệm theo bằng một nhạc cụ đa âm như guitar hay piano để truyền tải một cách sơ khai ý đồ về mặt hoà thanh và nhịp điệu cho bài hát. Sau đó sản phẩm sáng tác này được gửi đến nhạc sĩ phối khí / nhà sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp ( music producer ) để họ hoàn thiện ý tưởng demo thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Viết lời và giai điệu cho bài hát

Cùng điểm qua một số kỹ năng mà người nhạc sĩ sáng tác cần làm để có thể sáng tạo ra một sáng tác phẩm hay.

  • Những thanh âm điệu thức giúp tác phẩm biểu đạt được cảm giác về một vùng miền, một đất nước, một màu sắc
  • Những nguyên tắc logic trong âm nhạc như nhạc tố (motif), nhịp điệu 4 ô nhịp (4 bars rhythm), các cấu trúc, bố cục phân đoạn… giúp bản nhạc có được sự chặt chẽ, mạch lạc
  • Những kiến thức về thể loại âm nhạc giúp khả năng sáng tác đa dạng hơn thổi hồn vào ca khúc, tạo ra những cảm giác về màu sắc, không gian mới lạ độc đáo
  • Vốn từ, cách gieo vần, những yếu tố thơ, ngôn ngữ, những biện pháp tu từ… giúp lời hát bay bổng hoặc chân thật, miêu tả được những thứ đời thường với một cách hoa mỹ hơn đồng thời tránh những lỗi ngôn ngữ nghịch giai điệu như cưỡng âm.
  • Những kiến thức về quãng giọng, phát âm, kỹ thuật thanh nhạc giúp việc đặt ca từ phù hợp với khả năng hát của người ca sĩ.

2. Hòa Âm Phối Khí bài hát

  • Hoà âm ( hòa thanh): là việc chọn ra ở từng thời điểm các nốt nhạc đệm vang lên cùng lúc với giai điệu bài hát để tạo nên sự gắn kết hoà hợp giữa các nốt nhạc, tôn lên giai điệu cũng như thể hiện được cảm xúc hoặc thông điệp mà bài hát muốn truyền tải.
  • Phối khí (Instrumentation): là việc kết hợp nhiều nhạc cụ với nhau để hiện thực hóa phần hòa thanh một cách hiệu quả.

Nếu như hòa thanh là lựa chọn những hợp âm phù hợp, hài hòa với cảm xúc, sắc thái của giai điệu, ca từ bài hát thì phối khí lại là lựa chọn những loại nhạc cụ với đặc tính, màu sắc đặc trưng rồi vào nhạc cụ đó những câu cú phù hợp nhất giúp tôn vinh cảm xúc tác phẩm, nâng tác phẩm lên một tầm cao mới.

sản xuất âm nhạc
sản xuất âm nhạc

Khi thực hiện hoà âm phối khí cho 1 ca khúc, một phần việc cực quan trọng là sắp xếp bố cục của bài hát (Arrangement). Bạn hãy tưởng tượng mỗi bài hát giống như một câu chuyện được kể bằng âm thanh vậy: được chia làm nhiều trường đoạn và cần có sự phát triển về mặt cao trào cảm xúc. Ví dụ, một cấu trúc phổ biến của một bài hát là:

  • Intro (Dạo đầu)
  • Verse 1 (Lời 1)
  • Chorus 1 (Điệp khúc 1)
  • Interlude (Dạo giữa / giang tấu)
  • Verse 2 (Lời 2)
  • Chorus 2 (Điệp khúc 2)
  • Outtro (Nhạc kết)

Một khía cạnh khác của công đoạn Hoà âm phối khí bạn cũng nên biết thiết kế âm thanh để có được âm thanh mới lạ, đặc sắc hơn các bản phối cùng thể loại.

3. Thu âm ( Recording / Tracking ):

Thu âm là công đoạn ghi lại phần trình diễn của các nhạc cụ / giọng hát để hoàn thiện sản bản phối và sản phẩm.

Thu âm giọng hát và nhạc cụ

Trước đây khi máy tính chưa ra đời thì người ta thu nó trên các băng từ (Tape Recording), nhưng ở thời điểm hiện tại với sự ra đời của các phần mềm làm nhạc chuyên nghiệp DAW như Cubase, Studio One, FL Studio…v…v thì bất cứ ai với một chiếc laptop, micro và soundcard bình dân cũng có thể tự bắt đầu thu âm. Tham khảo thêm chuyên mục Hướng dẫn thu âm của chúng tôi để có thêm kiến thức nếu bạn muốn tự thu âm cho sản phẩm của mình.

4. Hậu kỳ sản phẩm – Mixing mastering:

Đây là khâu quan trọng trước khi sản phẩm đến với khán thính giả. Sau qua trình thu âm những file âm thanh đa kênh được gửi lại cho kỹ sư xử lý khâu mixing để tiến hành chỉnh sửa, cắt ghép và trộn nhiều track thành một track sản phẩm duy nhất. Kỹ sư mixing thường làm việc cùng nhà sản xuất và nghệ sĩ để arranger lại sản phẩm một cách hợp ý nhất.

Mixing và mastering cho sản phẩm âm nhạc

Mastering là công đoạn cuối cùng của hậu kỳ sản phẩm. Ở công đoạn này người kỹ sư sẽ cân bằng âm lượng và màu sắc của sản phẩm sau khi mixing để đạt được đầu ra tiêu chuẩn. Do mỗi nền tảng trực tuyến hay hệ thống phát hành đều có những yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm khi gửi tới. Do đó việc mastering là công đoạn cũng rất quan trọng trong quy trình sản xuất.

5. Bảo vệ bản quyền và phát hành sản phẩm âm nhạc:

Bản quyền âm nhạc hiện nay là yêu cầu thiết yếu để bảo vệ sản phẩm của tác giả hay đơn vị đặt hàng. Giúp giảm thiểu tranh chấp cũng như bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu. DT Records là một trong những đơn vị hàng đầu có thể cung cấp các tài liệu cần thiết để khách hàng có thể đăng ký bản quyền với cục bản quyền Việt Nam một cách dễ dàng.

Bảo vệ bản quyền cho sản phẩm âm nhạc là tối cần thiết

Phát hành âm nhạc là bước quan trọng để đưa âm nhạc của chủ sở hữu đến với khách hàng. Hiện nay mọi người đều có thể phát hành trực tiếp qua các nền tảng số với vài cú click chuột hoặc có thể tham khảo các đơn vị truyền thông để xử lý vấn đề phát hành một cách hiệu quả. Với nhu cầu sản xuất và phát hành CD/ Album hoặc đĩa than, mọi người có thể đến với các đơn vị sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp như DT Records để được tư vấn và hỗ trợ.

Phát hành sản phẩm âm nhạc trên nhiều nền tảng

Hi vọng với những kiến thức trên, các bạn đã có cái nhìn tổng thể về công việc sản xuất âm nhạc hiện đại ngày nay tại các phòng thu âm, sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp.

Nguồn tham khảo:

https://en.wikipedia.org/wiki/Category:Music_production

– Duc Tran –