Bí quyết để có giọng hát hay khi thu âm

Nhiều ca sĩ khi thu âm, thường đặt nặng những vấn đề về mặt tâm lý, họ sợ bị hát chênh phô hoặc sai tiết tấu nhiều hơn là tập trung vào giọng hát. Lời khuyên của chuyên gia là bạn cứ hát hết mình , đừng sợ mắc lỗi, vì bộ phận sản xuất của phòng thu âm sẽ xử lý những thứ đó cho các bạn. Bạn cũng có thể thu âm lại nhiều lần, thay vì chỉ hát một lần như biểu diễn trên sân khấu.

Lắng nghe bằng đôi tai:

Có rất nhiều trường hợp các bạn thể hiện ca khúc nhưng hát theo bản năng và không lắng nghe nhạc, dẫn đến việc sai tone và trật nhịp, điều này gây khó khăn trong khâu thu âm cũng như hậu kỳ và cuối cùng là chất lượng sản phẩm đầu ra. Việc điều chỉnh tone của beat để khớp với tone giọng cũng là là phức tạp và cũng ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.

Lắng nghe âm nhạc để bắt nhịp tốt hơn, lắng nghe giọng hát của chính mình để chỉnh sửa và thể hiện là cách tốt nhất để có được sản phẩm thu âm chất lượng tốt.

Kiểm soát âm lượng của giọng hát:

Việc hát quá to sẽ làm sản phẩm thu âm bị vỡ, biến dạng và mất kiểm soát khi tiến hành khâu hậu kỳ mixing – mastering. Các bạn căn âm lượng và vị trí với micro thật phù hợp theo yêu cầu của kỹ thuật viên để có được file thu âm tốt nhất.

Kiểm soát giọng hát

Ngoài ra việc tập luyện và hát thử ca khúc của mình trước khi tiến hành thu âm chính thức cũng là một điều khá quan trọng để kiểm soát dynamic trước khu thu âm.

Ngủ đủ giấc trước buổi thu âm:

Đây là điều rất quan trọng, não bộ, cũng như cổ họng bạn cần được nghỉ ngơi hồi sức sau một ngày làm việc vất vả. Giấc ngủ đủ sẽ làm phục hồi tính đàn hồi của dây thanh quản cũng như các cơ trong cổ họng, não bộ phục hồi giúp bạn tỉnh táo và sáng suốt để điều khiển cao độ chính xác.

Nghỉ ngơi trước khi thu âm

Một giấc ngủ đủ trung bình vào khoảng 6-8 tiếng tuỳ thể trạng. Vì vậy trước ngày thu âm bạn nên ngủ sớm, và ngủ ít nhất 6 tiếng để cho buổi ghi âm hôm sau đạt hiệu quả cao nhất.

Mỗi ngày hát ít nhất nửa tiếng:

Càng nhiều càng tốt – miễn là bạn không hát quá sức vì điều đó sẽ làm hỏng giọng của bạn. Bạn càng luyện tập cho dây thanh âm nhiều bao nhiêu thì giọng bạn sẽ càng hay và khỏe hơn bấy nhiêu.

Cơ hoành, cổ họng, mũi: mỗi bộ phận sẽ có chức năng kết hợp để tạo ra giọng hát. Bạn càng luyện tập nhiều thì sẽ càng biết nhiều về cách tạo ra âm thanh và cách kiểm soát giọng hát.

Luyện tập thanh nhạc với đàn piano

Nếu có điều kiện thì việc luyện tập thanh nhạc với đàn sẽ giúp bạn kiểm soát cao độ tốt hơn.

Bảo vệ sức khỏe và thanh quản:

Nếu bạn có lịch thu âm vào 4 giờ chiều thì bạn phải giữ giọng từ khi thức dậy đến lúc thu âm, bạn la hét, cười nói nhiều, cổ họng bạn sẽ bị mệt, thanh quản mất đàn hồi, khi thu âm giọng sẽ bị mỏng và đuối. Do đó chỉ nên luyện thanh nhẹ và giữ giọng.

Khói bụi, quà vặt, gia vị có thể làm bạn bị sặc thanh quản, gây biến đổi giọng hát nghiêm trọng, một khi bạn đã bị sặc, ho thì thanh quản không còn tốt để thu âm đạt kết quả cao.

Trà gừng tốt cho họng và thanh quản

Trong trường hợp có lịch thu âm trễ bạn nên ngủ trưa để lấy sức, và tiến hành luyện thanh lại để mở giọng ngay sau khi thức dậy.

HI vọng với những kiến thức thường thức vừa rồi có thể giúp bạn có thể thu âm ca khúc tốt hơn. Các bạn có thể đọc thêm các bài viết của chúng tôi ở chuyên mục Hướng dẫn luyện thanh để tìm được nhiều kiến thức mới.

Nguồn tham khảo thêm:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_nh%E1%BA%A1c

– Duc Tran –