Top 5 phần mềm thu âm trên máy tính

Xin chào các bạn đọc, trong bài viết này tôi xin giới thiệu 5 phần mềm thu âm trên máy tính mà các phòng thu âm chuyên nghiệp tại Việt Nam cũng như quốc tế thường sử dụng.

01. Phần mềm thu âm Cubase

Cubase là phần mềm thu âm trên máy tính phổ biến nhất ở Việt Nam. Cubase là thương hiệu phần mềm đến từ hãng Steinberg và phần mềm có bước đột phá lớn nhất ở bản Cubase 5 với nhiều tính năng vượt trội (hiện tại phiên bản mới nhất của phần mềm này là Cubase 12 ở thời điểm bài viết này được công bố).Cubase với giao diện dễ sử dụng và kết nối ổn định đã làm hài lòng các tín đồ thu âm cũng như các nhạc sĩ phối khí trên Việt Nam và thế giới.

Phần mềm thu âm trên máy tính cubase
Phần mềm thu âm trên máy tính: Cubase

Ưu điểm: Kết nối dễ dàng với các thiết bị sound card và micro. Độ ổn định cao, tương thích nhiều VST Plugins. Các phần mềm VST đi kèm sử dụng hiệu quả, nếu bạn không cần chỉnh sửa quá nhiều thì bộ vst stock của cubase dễ dàng đáp ứng những nhu cầu cơ bản trong mixing.

Nhược điểm: Giá thành tương đối cao. ARA còn một số vấn đề về tương thích.

02. Phần mềm Pro Tools

Đây là phần mềm tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp thu âm. Tuy còn chưa phổ biến tại Việt Nam nhưng cubase là phần mềm thu âm phổ biến nhất trên thế giới. Thương hiệu sản xuất ra Pro Tools là Avid và sau đó Avid được mua lại bởi hãng công nghệ Apple. Nhắc đến Apple là các bạn đã hiểu được phần nào chất lượng của các sản phẩm của họ như Iphone, Ipad, Macboook…v…v

Phần mềm thu âm trên máy tính; Pro tools
Phần mềm thu âm trên máy tính; Pro tools

Ưu điểm: Chất lượng cao, đồng bộ và tương thích tốt với nhiều thiết bị chuyên nghiệp. Hầu hết các trường đào tạo sản xuất âm nhạc đều giảng dạy bằng Pro Tools nên nếu học phần mềm này bạn sẽ làm việc được với đa phần các nhà sản xuất và nghệ sĩ quốc tế.

Nhược điểm: Chạy tốt nhất trên Mac, giá thành cao. Chỉ tương thích tốt với hệ sinh thái của Avid và giá thành các thiết bị ngoại vi cũng rất đắt.

03. Phần mềm thu âm Studio One

Đây là phần mềm thu âm trên máy tính có bước phát triển nhanh nhất. Xuất phát từ những kỹ sư làm ra Cubase, Nuendo tách ra để làm một sản phẩm phù hợp hơn với các nhà sản xuất âm nhạc. Kể từ khi phiên bản Studio One 4 ra mắt năm 2019, thương hiệu này đã đạt nhiều giải thưởng trong ngành công nghiệp sản xuất âm nhạc và cho đến nay, rất nhiều nghệ sĩ và phòng thu âm đang sử dụng Studio One là phần mềm thu âm và sản xuất chính.

Phần mềm thu âm Studio One

Ưu điểm: Chạy ổn định, tương thích nhiều phần mềm vst, plugins.

Nhược điểm: Trình duyệt file ở bản 6 còn bị chậm.

04. Phần mềm thu âm Cockos Reaper

Là phần mềm mã nguồn mở đa dụng. Cộng đồng những người sử dụng có thể update các tính năng mới cho chính Reaper khiến cho phần mềm này có rất nhiều tính năng vượt trội mà các phần mềm khác không có. Mỗi bản Reaper mới là tổng hợp của những tính năng mới mà người dùng trên diễn đàn đề xuất cũng như cùng phát triển.

Phần mềm thu âm Reaper
Phần mềm thu âm Reaper

Ưu điểm: Phần mềm có bản quyền miễn phí, tính năng vượt trội, tùy biến cao

Nhược điểm: Giao diện cơ bản hơi phức tạp, nếu muốn import các tùy biến từ diễn đàn thì người dùng phải có kiến thức chuyên môn tốt. Các bản update tương thích còn chưa dễ dàng với các thiết bị ngoại vi.

05. Phần mềm Sonar

Là phần mềm thu âm cũng khá phổ biến ở Việt Nam vào những năm 2000 và đầu những năm 2010. Sau đó được phát hành miễn phí.

Phần mềm thu âm Sonar
Phần mềm thu âm Sonar

Ưu điểm: Phần mềm đã phát hành miễn phí

Nhược điểm: Cộng đồng người sử dụng không còn mạnh. Update chậm với thị trường thu âm.

Trên đây là 5 phần mềm thu âm chuyên nghiệp và phổ biến nhất tại Việt Nam. Bạn có thể tham khảo các bài viết khác của chúng tôi về chuyên mục hướng dẫn thu âm trên máy tính.

– Tran Duc –